Để có thể đứng vững trên thị trường kinh doanh hiện này thì ngoài việc doanh nghiệp của bạn phải có những sản phẩm, dịch vụ uy tin, chất lượng ra còn cần phải có cho riêng doanh nghiệp mình những chiến lược marketing hiệu quả.
Bài viết này chúng tôi sẽ đề xuất đến những chiến lược marketing có thể giúp doanh nghiệp vượt trội so với các đối thủ cạnh tranh hiện hữu và tiềm năng trên thị trường hiện nay.
Chiến lược này thường được ứng dụng cho 3 trường hợp cạnh tranh khốc liệt trên thị trường và người hưởng lợi đó chính là khách hàng.
+ Trường hợp 1. Khi một doanh nghiệp tung 1 sản phẩm mới ra thị trường, họ sẽ đưa ra giá bán thấp hơn, chất lượng tốt hơn để có thể cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại hiện có ở trên thị trường. Khi ấy, thương hiệu của bạn tuy có mạnh hơn đối thủ hiện tại nhưng nếu bạn không các cách nâng chất lượng của sản phẩm hay các giá trị khác của sản phẩm lên thì dần dần bạn sẽ có nguy cơ tụt hậu. Như vậy, doanh nghiệp của bạn phải ngay lập tức nghĩ cách để tăng chất lượng sản phẩm hoặc bổ sung tính năng mới, cải tiến sản phẩm và dịch vụ để không bị mất thị phần vào tay đối thủ.
+ Trường hợp 2. Khi đối thủ chính của bạn cạnh tranh bằng cách hạ giá bán hoặc nâng cao trị giá của sản phẩm, dịch vụ bạn buộc phải có động thái gia tăng giá trị nhưng không tăng giá bán. Tức là, khi họ giảm giá thấp để cạnh tranh - mình sẽ không hạ giá theo mà tăng giá trị của sản phẩm lên nhưng có giá không đổi.
+ Trường hợp 3. Nếu có được công nghệ mới giúp cho việc hạ giá thành sản phẩm thì bạn nên bổ sung chi phí vào việc nâng giá trị của sản phẩm lên nhằm chiếm lĩnh được thị phần của đối thủ.
Tuy nhiên, bài toán ở đây là phải tìm được cách nâng giá trị của sản phẩm lên nhưng mức chi phí không quá cao để tránh tình trạng doanh nghiệp dẫn đến phá sản.
==> Thông tin cần thiết: Lợi ích của website trong Marketing Online
Hiện nay, khi không bán được hàng nhiều doanh nghiệp đã giảm giá mặt hàng một cách vô tội vạ, điều này rất dễ dẫn đến tình trạng doanh nghiệp bị phá sản.
Chỉ nên giảm giá, khuyến mái khi rơi vào 3 trường hợp sau:
+ Trường hợp 1. Doanh nghiệp cho ra đời phiên bản mới của sản phẩm, dịch vụ đã có. Giống như việc giảm giá các sản phẩm điện thoại IPhone đời cũ khi có những sản sẩm Iphone đời mới ra đời.
+ Trường hợp 2. Doanh nghiệp nâng quy mô sản xuất và phân phối khi thị trường tiêu thụ sản phẩm của họ đang mạnh hơn nên hạ giá nhằm giúp việc mở rộng thị phần cũng như đẩy mạnh việc tiêu thụ nhanh hơn nhằm quay vòng vốn nhanh.
+ Trường hợp 3. Doanh nghiệp thay đổi tập khách hàng, tìm kiếm phân khúc cận biên để phân phối sản phẩm nhiều và nhanh hơn nhờ truyền thông các trị giá phù hợp với nhóm khách hàng đó.
Chú ý: chiến lược này doanh nghiệp cần phải cẩn trọng vì dễ thay đổi định vị của sản phẩm về lâu dài.
Có 3 trường hợp có thể áp dụng chiến lược này:
+ Trường hợp 1. Chọn thị trường mục tiêu ngách. Khi chọn bước vào thị trường này, bạn cần phải hạ giá vì khách hàng ở thị trường này thông thường có thu nhập không cao lắm.
+ Trường hợp 2. Định vị tốt hơn, giá rẻ hơn của các nhà phân phối, thương mại, bán lẻ. Các chuỗi cửa hàng một giá, hay các siêu thị lớn, các chuyên trang mua chung... hiện đang cố định vị theo hướng này.
Hiện nay nhiều nhãn hàng lớn khi cần làm thương hiệu, họ thường hay tài trợ vài ngàn sản phẩm cho các nhà phân phối quảng bá trên network. Như vậy, thay vì bạn phải mất hàng trăm triệu quảng bá không đúng trọng tâm, thì bạn tận dụng khách hàng và network của các nhà bán lẻ để quảng bá miễn phí các sản phẩm của nhãn hàng khi hai bên ký hợp tác tài trợ, miễn phí hàng khuyến mãi.
+ Trường hợp 3. Khi muốn thâm nhập vào thị trường kinh doanh cứng. Khi một thương hiệu ở nơi khác thâm nhập vào thị trường khó chen chân, chiến lược giá thấp nhưng chất lượng tốt hơn được thực hiện nếu bạn có trường vốn, được đầu tư bài bản và tham vọng trở thành số 1 tại thị trường đó.
Chỉ cần nhập số điện thoại, nhân viên tư vấn của chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn, kể cả lúc nửa đêm!.