Theo công bố của Forrester Research, doanh số các cửa hàng bán lẻ trực tuyến ở Mỹ từ 175,2 tỷ USD trong năm 2012, tăng lên xấp xỉ 280 tỷ USD trong năm 2015. Thị trường này có rất nhiều tìm năng nhưng không phải ai cũng thành công nếu không lập ra các kế hoạch, chiến lược cụ thể.
Dưới đây là 10 vấn đề mà bạn phải xử lý để thiết kế tốt hơn, kinh doanh cửa hàng trực tuyến hiệu quả hơn.
1. Nhờ tư vấn
Nếu bạn không đủ khả năng để tự phát triển cửa hàng bán hàng trực tuyến thì cũng đừng lo lắng vì có rất nhiều công ty sẽ hỗ trợ bạn giải quyết các vấn đề như giao diện website, code, thiết lập quy trình mua hàng, bảo trì hệ thống… Tất cả thông tin cửa hàng online sẽ được lưu trữ trên an toàn trên máy chủ đối tác của bạn.
2. Tùy biến giao diện của cửa hàng trực tuyến
Hầu như trong các trường hợp, nếu bạn đã có sẵn một trang web thì website thương mại điện tử cũng cần phải tùy biến để có những nét tương đồng như logo, màu sắc. Trong trường hợp bạn chưa có website nào, hãy chỉnh hình nền và màu sắc logo có nét tương đồng với nhau.
3. Chọn hệ thống thanh toán
Ông Barket khuyên rằng đối với những người mới bắt đầu kinh doanh online thì nên chọn thanh toán trực tuyến qua Paypal bởi vì sự an toàn và phổ biến. Nhưng ông cũng cảnh báo trước tuy Paypal không thu phí đăng ký tài khoản và các chi phí cố định cơ bản mỗi tháng nhưng người bán sẽ mất 2,9% trên tổng số tiền bán hàng, 30 cent cho mỗi lần giao dịch.
Nếu không thích sử dụng PayPal, Authorize.net cũng là một phương pháp thanh toán mà ông Barkat khuyên dùng. Cụ thể bạn sẽ tốn 99 USD khi tạo tài khoản, đóng 20 USD hàng tháng và 10 cent cho từng giao dịch.
4. Dịch vụ khách hàng
Bạn nên sử dụng phần mềm quản lý khách hàng (CRM) từ các công ty cung cấp các dịch vụ thương mại điện tử. Các phần mềm này có giá từ 25 USD đến 75 USD mỗi tháng. Công cụ này sẽ tổng hợp thông tin khách hàng, đơn đặt hàng, lịch sử mua sắm, khiếu nại...
5. Chi phí vận chuyển
Không nên gộp chi phí vận chuyển vào giá sản phẩm mà nên để riêng, sử dụng dịch vụ vận chuyển bên thứ 3 sẽ thuận tiện cho cả người mua và người bán. Nếu vận chuyển miễn phí thì cũng nên ghi vào hóa đơn để gây thiện cảm với người mua.
6. Hình ảnh và miêu tả sản phẩm
Hình ảnh phải thật sắc nét, mô tả đầy đủ đặc tính của sản phẩm một cách ngắn gọn, súc tích. Mỗi sản phẩm nên có thật nhiều hình minh họa thực tế, dùng máy ảnh DSLR chụp từng góc cạnh để khách hàng có thể nhìn tường tận nhất, gây thiện cảm cho người mua.
7. Cho hiển thị bình luận
Để tăng sự tin tưởng của khách hàng về cửa hàng trực tuyến, hãy cho khách hàng nhận xét và hiển thị nhận xét đó. Những bình luận đánh giá tích cực sẽ giúp lan tỏa sự uy tín của bạn ra cộng đồng, đem lại doanh thu cao hơn. Nhưng điều này cũng có thể gây bất lợi cho bạn nếu như đối thủ muốn phá việc kinh doanh của bạn bằng cách comment bêu xấu. Vì vậy nên có người túc trực để kịp thời xóa bỏ những comment không hay hoặc đưa ra những bình luận thỏa đáng.
8. Thu hút sự chú ý của khách hàng
Đặt đường dẫn web bán hàng trực tuyến trên website chính của bạn kết hợp với tạo tài khoản đại diện cửa hàng trên Facebook, Twitter, Youtube… Các tài khoản này nên đăng nhiều tin khuyến mãi hoặc các tin tức hữu ích, có liên quan đến lĩnh vực mà bạn kinh doanh. Ngoài ra nên kết hợp với SEO để đẩy các từ khóa tìm kiếm lên top, đem lại nhiều khách hàng hơn.
9. Đổi trả hàng hóa
Cần phải tích hợp công cụ trên website để thông báo tiến trình giao dịch, quản lý đổi trả hàng hóa, gửi email cho khách hàng về tình trạng đổi trả sản phẩm…
10. Phân tích độ phổ biến
Dùng Google Analytics hay các công cụ báo cáo khác để theo dõi số lượng người truy cập website, cách thức họ tìm thông tin qua những từ khóa để từ đó đưa ra các chiến lược phù hợp.
Chỉ cần nhập số điện thoại, nhân viên tư vấn của chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn, kể cả lúc nửa đêm!.